Web Content Viewer (JSR 286)

Actions
Loading...

Triển khai xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang giai đoạn 2025-2030”

09/05/2024 | 01:48
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang giai đoạn 2025-2030”.

Nhằm xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang giai đoạn 2025-2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, năng động và hiệu quả; trở thành một trong những nền tảng vững chắc của nền kinh tế với nhiều loại hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể. Tiếp tục củng cố, mở rộng và phát triển kinh tế tập thể trong các ngành, lĩnh vực, trong đó hình thức hợp tác xã là nòng cốt; thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã. Qua đó, tập trung phát triển các hợp tác xã gắn với liên kết chuỗi giá trị và theo yêu cầu của thị trường; các hợp tác xã chuyên sâu gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn; các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; các hợp tác xã sản xuất, chế biến gắn với sản phẩm OCOP của tỉnh; đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân; đồng thời, tăng cường năng lực của các hợp tác xã để phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang giai đoạn 2025-2030”. Với yêu cầu việc xây dựng Đề án cần bám sát các nội dung, quy định của Trung ương, Chính phủ, Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đầy đủ nội dung, đúng trình tự và thủ tục theo quy định. Việc cân đối và phân bổ các nguồn lực để thực hiện Đề án phải có trọng tâm, trọng điểm, sát thực tế, phù hợp với nhu cầu và mong muốn chính đáng của các thành phần kinh tế tập thể trong từng giai đoạn phát triển, tránh dàn trãi, hình thức. Cần cơ chế huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp để các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia tích cực hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đề án phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm rõ ràng và thống nhất để các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa thiết thực. Bên cạnh đó, Đề án cần xây dựng cơ chế khen thưởng và xử lý cán bộ, công chức và đơn vị được phân công làm công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể thuộc lĩnh vực phụ trách, xem đây là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các nội dung của Đề án cần phải có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và đảm bảo đúng hướng, đúng chủ trương, chính sách của Trung ương và của Tỉnh về phát triển kinh tế tập thể trong từng thời gian./.

 

Đăng Khoa

Tin khác

Banner phải dưới

Actions
Loading...

AG_LuotTruyCap portlet

Actions
Loading...
Đang trực tuyến: 306
Lượt truy cập: