Web Content Viewer (JSR 286)

Actions
Loading...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đối thoại với Thanh niên tỉnh An Giang

17/04/2023 | 09:09
Ngày 14/04/2023, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn tỉnh An Giang phối hợp tổ chức Chương trình đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh với thanh niên tỉnh An Giang năm 2023 với chủ đề: “Thanh niên An Giang tham gia thực hiện Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số”. Chương trình được kết nối trực tuyến với 11 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố.

Cùng tham dự Chương trình đối thoại tại điểm cầu cấp tỉnh có các đồng chí đại diện các ban xây dựng Đảng, các Ban, Sở, Ngành; đại biểu đại diện lãnh đạo Sở Nội Vụ, Văn phòng UBND tỉnh, Tỉnh Đoàn; Đại diện 100 đại biểu thanh niên, đại diện cho hơn gần 200 nghìn thanh niên trong toàn tỉnh.

 

  Tại các điểm cầu trực tuyến, có các đại biểu là thường trực huyện, thị, thành ủy, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã của 11 huyện, thành phố, thị xã trong toàn tỉnh và hơn 1.000 thanh niên tại 11 điểm cầu trực tuyến.

Điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố

Tại Hội nghị các bạn Đoàn viên; thanh niên đã đặt ra nhiều câu hỏi cho Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và diễn giả về chuyển đổi số như: những cơ hội và thách thức của An Giang khi tham gia chuyển đổi số, để bức phá, vươn lên; cơ hội việc làm sẽ thay đổi như thế nào khi chuyển đổi số và nguy cơ thất nghiệp khi xã hội được số hóa, v.v....

           Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định rằng Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và Công nghệ số là công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ; Quốc gia/địa phương nào nắm bắt được xu thế của chuyển đổi số, làm chủ được công nghệ cốt lõi - công nghệ số, sẽ tạo ra sự phát triển đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp này.

Chuyển đổi sốcơ hội chưa từng có cho Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam bứt phá, vươn lên. Tương tự như vậy, chuyển đổi số cũng là cơ hội để An Giang bứt phá, vươn lên.

Chính quyền số giúp nền hành chính tỉnh An Giang hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, hạn chế tiêu cực (giảm tham nhũng).

Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo ra một hệ sinh thái doanh nghiệp phát triển bền vững.

Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người dân trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin và marketing kỹ thuật số.

Tại điểm cầu Ủy ban nhân dân tỉnh

Song hành với cơ hội luôn là những thách thức, điển hình như: nhận thức về chuyển đổi số, Nhân lực số, Hạ tầng số, An toàn thông tin mạng, .v.v…

(1) Thách thức lớn nhất trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh An Giang (cũng như của Việt Nam nói chung) là về nhận thức "Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số".

Điều này đã được khẳng định trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020. Theo đó: “Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển”. Vấn đề về nhận thức này cũng được nêu rõ trong Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của tỉnh An Giang (Chương trình 553).

Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu lấy người dân là trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân.

Do vậy, rất cần sự nhận thức chung, sự đồng thuận của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị về chuyển đổi số

(2) Thách thức về nhân lực số, khi tham gia chuyển đổi số thì đào tạo nhân lực chuyên trách để làm chủ về công nghệ số; cán bộ, công chức, viên chức cần trang bị kiến thức về chuyển đổi số; và đặc biệt, người dân để có thể trở thành công dân số cần được trang bị các kiến thức, kĩ năng cơ bản để có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến, khai thác các nền tảng số trên môi trường mạng.

(3) Thách thức về An toàn thông tin mạng, khi chuyển đổi số, việc khai thác sử dụng các nền tảng số đồng thời với việc các thông tin/dữ liệu cơ quan, cá nhân được đưa lên môi trường mạng số. Thời gian qua, đã xảy ra các vấn đề về lộ, lọt thông tin dữ liệu cơ quan, cá nhân, các rủi ro trong giao dịch, bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… Do vậy, đây cũng là thách thức cần được chú trọng. Tỉnh cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương các cấp, nhất là ngành Công An và Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai các giải pháp phòng, chống về An toàn thông tin mạng để đảm bảo cho việc chuyển đổi số thành công trên địa bàn tỉnh.

(4) Ngoài ra, An Giang còn thách thức về hạ tầng số, “Nếu ví chuyển đổi số là ngôi nhà thì hạ tầng số chính là nền móng. Hạ tầng số còn đóng một vai trò không nhỏ trong việc thu thập dữ liệu mà dữ liệu lại được coi là “trái tim” của chuyển đổi số. Do đó, hạ tầng số phát triển sẽ là bệ phóng vững chắc cho chuyển đổi số. Vì vậy, việc đầu tư hạ tầng số phải thực hiện đồng bộ, liên kết chặt chẽ của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân từ Trung ương đến địa phương nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, chất lượng cao hơn./.

 

Nguyễn Vinh

Tin khác

Banner phải dưới

Actions
Loading...

AG_LuotTruyCap portlet

Actions
Loading...
Đang trực tuyến: 44
Lượt truy cập: