Web Content Viewer (JSR 286)

- ${title}
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ gì trong việc triển khai Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Để đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1978/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược này đến năm 2030 là có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ ngày; 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân. Phấn đấu có 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt; 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. Đến năm 2045: Phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.
Theo phân công của Chiến lược, UBND tỉnh, thành phố Trung ương phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một: Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các mục tiêu Chiến lược, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện. Trong đó, có lồng ghép nội dung Chiến lược vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác có liên quan.
Hai: Triển khai xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước và vệ sinh trên địa bàn theo phân cấp ngân sách và quy định.
Ba: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn.
Bốn: Xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn; quyết định theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ về giá nước sạch cho phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
Năm: Hướng dẫn triển khai quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn theo quy định; trong đó quy định cụ thể chế tài xử lý, trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ đầu tư, chủ quản lý, khai thác vận hành công trình./.
Thanh Tuyến
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược này đến năm 2030 là có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ ngày; 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân. Phấn đấu có 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt; 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. Đến năm 2045: Phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.
Theo phân công của Chiến lược, UBND tỉnh, thành phố Trung ương phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một: Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các mục tiêu Chiến lược, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện. Trong đó, có lồng ghép nội dung Chiến lược vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác có liên quan.
Hai: Triển khai xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước và vệ sinh trên địa bàn theo phân cấp ngân sách và quy định.
Ba: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn.
Bốn: Xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn; quyết định theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ về giá nước sạch cho phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
Năm: Hướng dẫn triển khai quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn theo quy định; trong đó quy định cụ thể chế tài xử lý, trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ đầu tư, chủ quản lý, khai thác vận hành công trình./.
Tin khác
- Thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và số 67/2025/NĐ-CP
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại An Giang
- Tăng cường quản lý, chỉ đạo công tác tuyển sinh mầm non, tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025 - 2026
- Hướng dẫn công việc kế toán khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
- Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão năm 2025
- Tăng cường đảm bảo môi trường sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước cho trẻ em
- Tăng cường phòng ngừa lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng dịch vụ chữ ký số chuyên dụng công vụ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện nay
- An Giang công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện cắt giảm 30% thời gian xử lý so với thời gian theo quy định trên địa bàn tỉnh
AG - Bình luận

- ${title}
Banner phải dưới

- ${title}
AG_LuotTruyCap portlet

- ${title}