Web Content Viewer (JSR 286)

- ${title}
Một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 18/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan triển khai một số nội dung sau:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.
Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh, triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL. Tham mưu UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của địa phương. Xây dựng, triển khai các Chương trình, đề án trọng điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc sản của địa phương, vùng, tiểu vùng. Chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Bên cạnh đó, đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xây dựng một số vùng chuyên canh lúa, trái cây, thủy sản (sản xuất theo tiêu chuẩn, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, số hóa...).
Tổ chức hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tham gia nghiên cứu, chuyển giao, xây dựng mô hình, phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuỗi liên kết, chuyển đổi số liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chủ động phối hợp giữa các địa phương để vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai liên vùng; khai thác tiềm năng, phát huy hệ thống canh tác phù hợp với từng địa phương, tiểu vùng, liên tỉnh, liên vùng, chuyển nhanh sang canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Đồng thời, chủ động tiếp cận, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước./.
Mỹ Phi
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan triển khai một số nội dung sau:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.
Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh, triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL. Tham mưu UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của địa phương. Xây dựng, triển khai các Chương trình, đề án trọng điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc sản của địa phương, vùng, tiểu vùng. Chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Bên cạnh đó, đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xây dựng một số vùng chuyên canh lúa, trái cây, thủy sản (sản xuất theo tiêu chuẩn, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, số hóa...).
Tổ chức hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tham gia nghiên cứu, chuyển giao, xây dựng mô hình, phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuỗi liên kết, chuyển đổi số liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chủ động phối hợp giữa các địa phương để vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai liên vùng; khai thác tiềm năng, phát huy hệ thống canh tác phù hợp với từng địa phương, tiểu vùng, liên tỉnh, liên vùng, chuyển nhanh sang canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Đồng thời, chủ động tiếp cận, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước./.
Tin khác
- Thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
- Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2022
- Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Tổ chức phát triển chăn nuôi lợn bền vững và chủ động đảm bảo nguồn cung thực phẩm
- Triển khai hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Chủ động kích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc đôn đốc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Ban hành Quy định “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025
AG - Bình luận

- ${title}
Banner phải dưới

- ${title}
AG_LuotTruyCap portlet

- ${title}